Xin chào các bạn, mình trở lại rồi đây. Xin lỗi các bạn vì ra blog chậm nhé vì mấy hôm nay có nhiều việc bận và hôm qua bị mất mạng, mong các bạn thông cảm.
Trở lại với RPG Maker VX ACE nào, ở
Bài trước mình đã hướng dẫn cho bạn cách cài đặt và giao diện của phần mềm rồi. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn về database và một vài event đơn giản nhé! Chúng ta bắt đầu nào!
I - Tạo nhân vật của bạn.
RPG Maker VX ACE tích hợp sẵn công cụ tạo nhân vật cho bạn tha hồ tạo kiểu nhân vật mình thích. Để tạo nhân vật bạn click vào nút
Trên thanh công cụ nhé, sẽ có giao diện như hình dưới đây.
( Giao diện tạo nhân vật)
Ở đây có nhiều lựa chọn cho bạn tùy chỉnh nhân vật của mình. Sau khi các bạn tùy chỉnh xong mọi thứ, các bạn nhấn Output Face...( lưu ảnh đại diện của nhân vật) rồi lưu lại nhé. Tương tự với Output Character... ( Lưu ảnh dáng đi của nhân vật). Xong! Bạn nhấn vào nút
trên thanh công cụ hoặc nhấn F9 để vào database nhé. Giao diện sẽ như hình dưới.
( Giao diện của Database.)
Ở thẻ đầu tiên là thẻ Actors, phần mềm sẽ cung cấp sẵn 10 nhân vật cho bạn sử dụng, tuy nhiên để thêm nhân vật của bạn thì bạn làm như sau. Bạn nhấn vào Change Maximum... ở góc dưới trái. Bạn điền thêm số slot vào và nhấn ok. Sau đó nhấn vào slot trống và ta có giao diện như hình dưới.
Ở phần General Setting, phần Name là tên nhân vật của bạn. Nickname là biệt danh. Ở phần Class, phần mềm đã hỗ trợ sẵn 10 class dành cho RPG chiến đấu, nhưng nếu game bạn là RPG kinh dị thì bạn không cần quan tâm nhiều về vấn đề này. Initial level là cấp độ đầu của nhân vật. Max level là cấp độ tối đa. Description là phần miêu tả nhân vật của bạn. Có thể có cho thêm tính hấp dẫn hoặc không cũng được. Sau khi tùy chỉnh những thứ ở trên rồi thì ở phần Graphic sẽ là hình ảnh cho nhân vật của bạn. Bạn click vào ô nhỏ hơn và bạn chọn đến file ảnh dáng đị nhân vật của bạn. Tương tự ô lớn sẽ là file ảnh đại diện nhé. Tiếp theo ở phần Starting Equipment thì bạn chọn trang bị khởi đầu cho nhân vật của bạn, tùy vào class nào mà có trang bị riêng nhé. Xong tất cả mọi thứ thì nhấn Apply là bạn đã tạo xong nhân vật của mình rồi đấy. Phần Fearture là phần nâng cao. Là nơi bạn cài đặt một số thuộc tính dùng trong RPG chiến đấu. Ở đây mình sẽ bỏ qua phần này.
II - Sử dụng Database.
Vì tiêu đề bài viết là hướng dẫn sơ qua về database nên từ thẻ Class đến thẻ States là mình sẽ không đề cập nhé. Sẽ có bài viết hướng dẫn riêng về những thẻ đó. Ở thẻ Animations đây là những hoạt ảnh hỗ trợ trong việc tạo event hoặc skill, bạn có thể chỉnh sửa và xem thử chúng. Tiếp theo chúng ta sẽ nói về Tileset. Ở phần này phần mềm hỗ trợ chúng ta bốn loại tilesets.
Tuy nhiên bạn có thể tải tilesets bạn thích về và cài vào cũng được. Sau khi có file tilesets bạn bỏ vào Folder Graphics /Tileset trong folder project của bạn nhé. Sau đó bạn nhấn vào Change Maximum... và tạo ra một trang trống. Bạn đặt tên ở General Setting nhé, ở phần mode bạn cứ để mặc định là Area Type nhé. Tiếp theo ở phần Graphic. Bạn click vào dấu ba chấm sau mỗi ô và chọn file tileset phù hợp nhé. Ví dụ mình có file như hình dưới.
Mặc định bạn sẽ thấy những ô tròn trong mỗi ô tileset. Bạn sẽ phải chỉnh lại độ xuyên thấu của chúng. Độ xuyên thấu tức là bạn có cho phép nhân vật của bạn đi qua tile đó hay không. Ở đây có ba chế độ. Ô tròn là nhân vật bạn được đi qua và hình ảnh nhân vật sẽ đè hình ảnh của tile đó, ví dụ như cỏ cây, mặt đất, vv. Dấu x là không cho phép nhân vật bạn đi qua tile đó, nhân vật bạn sẽ bị cản lại, ví dụ như tường, gốc cây, chướng ngại vật, vv. Dấu sao năm cánh là cho phép nhân vật bạn đi qua, nhưng hình ảnh tile đó lẽ che hình ảnh nhân vật của bạn, ví dụ như mái nhà, ngọn cây, những thú cao hơn nhân vật bạn, vv. Ví dụ như hình này chẳng hạn.
Bạn thay đổi độ xuyên thấu bằng cách click chuột trái vào ô tileset nhé.
Thẻ Common events thì mình sẽ nói trong phần event nhé.
Ở thẻ System là nơi bạn cài đặt hệ thống cho game, giao diện như hình dưới.
Ở phần Initial Party mục Actor là nơi bạn đặt nhân vật của bạn. Bạn click chuột đôi và đặt nhân vật bạn muốn nhé. Tối đa là bốn nhân vật và mặc định họ là một Party ( một đội). Phần Game title là nơi bạn cập nhật lại tên game của mình. Currency Unit là đơn vị tiền tệ trong game của bạn. Mặc định là G. Phần Vehicle graphic là nơi bạn sửa hình ảnh cho các phương tiện trong game ( nếu có). Window color là nơi bạn chỉnh sửa màu sắc cho các khung hội thoại nhé. Phần Music và Sound Effects là nơi bạn tùy chỉnh âm thanh và âm nhạc trong game nhé. Phần Starting Positions là vị trí bạn đặt nhân vật khi bắt đầu game nhé. Game sẽ báo lỗi nếu bạn không đặt vị trí này. Những mục phía dưới là các phương tiện có hay không trong game. Phần Title Screen là nơi bạn tùy chỉnh hình ảnh menu mới vào game nhé. Ở thẻ Terms, đây là nơi bạn đặt lại những từ hệ thống dùng trong game nhé, bạn hoàn toàn sử dụng tiếng Việt được. Giao diện như hình dưới.
Ok. Vậy là phần cơ bản trong Database vậy là xong rồi nhé. Chúng ta qua bước tiếp theo nào.
III - Giao diện Event
Bạn trở lại giao diện chính của phần mềm, click vào nút
trên thanh công cụ hoặc nhấn F6 nhé, khi đó bản đồ sẽ được chia thành các ô như hình dưới.
Mỗi ô ấy tương ứng với một event, những event này gọi là event ngoài map ( event chỉ diễn ra tại một số thời điểm nhất định), còn event trong thẻ Common event gọi là event hệ thống ( event diễn ra trong mọi lúc). Để tạo event các bạn click chuột đôi vào một ô event bạn muốn tạo hoặc chuột phải chọn New event. Giao diện sẽ hiện ra như hình dưới.
Ở phần Name là tên Event nhé. Một số nút phía bên phải ô tên là các nút thao tác với event. Phần Conditions là nơi để điều chỉnh việc chuyển Event. Về phần này sẽ có bài hướng dẫn sâu hơn. Ở phần Graphic là nơi bạn chọn hình ảnh cho event của bạn. Dùng để tạo các NPC hoặc quái vật. Phần Autonomaus Movement là nơi bạn chọn cho event của bạn có thể di chuyển hay không. Mục Type là kiểu di chuyển nhân vật. Có bốn kiểu là Fixed ( không di chuyển), Random ( di chuyển ngẫu nhiên), Approach ( di chuyển theo nhân vật của bạn) và Custom ( di chuyển theo ý của bạn). Khi chọn Custom thì bạn nhấn nút Move route... phía dưới để cài đặt di chuyển nhé. Mục Speed dùng để tùy chỉnh tốc độ di chuyển. Freq dùng để tùy chỉnh tính liên tục của di chuyển. Ở phần Opitions có bốn ô tương ứng với bốn chức năng sau. Walking anim là event sẽ có hoạt ảnh di chuyển nếu chúng di chuyển, còn khi đứng yên thì không. Khi tương tác với event này event sẽ quay mặt về phía nhân vật của bạn. Stepping anim là cũng tương tự như vậy nhưng event vẫn sẽ có hoạt ảnh di chuyển kể cả khi chúng đứng yên. Direction fix là event sẽ không có hoạt ảnh di chuyển trong mọi trạng thái và không thay đổi góc nhìn khi nhân vật của bạn tương tác với chúng. Through là bạn có thể di chuyển xuyên qua event này. Priority là độ ưu tiên của event đối với nhân vật của bạn. Below characters là độ ưu tiên của event thấp hơn nhân vật của bạn. Bạn có thể tương tác Action button với chúng khi bạn đang đứng tại vị trí của chúng và hình ảnh của bạn sẽ đè lên chúng khi bạn đi qua. Same as characters là cấp độ của event sẽ bằng cấp độ của nhân vật và bạn có thể tương tác bình thường với chúng, bạn không thể đi qua chúng. Above characters tương tự Below characters nhưng hình ảnh event sẽ đè lên hình ảnh nhân vật khi đi qua chúng. Ở phần Trigger có các kiểu tương tác như sau. Action button là nhân vật bạn sẽ tương tác tới event khi bạn nhấn phím tương tác ( Z, SPACE, ENTER) và event sẽ hoạt động. Player touch là event sẽ hoạt động khi nhân vật của bạn chạm vào chúng. Event touch là event sẽ hoạt động khi event khác chạm vào chúng. Auto run là khi bạn bước vào map chứa event đó nó sẽ tự hoạt động, trong lúc này bạn sẽ không thể điều khiển nhân vật và phải làm theo mọi hoạt động được tạo trong event. Chức năng này thường dùng để làm Intro hoặc tạo event đạo diễn. Cuối cùng là Parallel Process, cũng giống như Auto run nhưng bạn vẫn có thể điều khiển nhân vật.
Ở phần Contents là nơi các câu lệnh cho event của bạn hoạt động. Phần này bạn có thể tự vọc hoặc học hỏi trên Google hoặc các group nhé! Mình sẽ không thể liệt kê từng câu lệnh cho các bạn được.
IV - Tạo một số event đơn giản
Bây giờ mình tạo thử một NPC và hai event dịch chuyển nhé. Đầu tiên mình chọn một ô và thiết lập event như thế này.
Ở phần Contents mình chuột đôi vào một dòng trống và chọn Show test để tạo một đoạn hội thoại nhé. Giao diện sẽ có dạng như sau.
Ở phần Face graphic mình sẽ chọn ảnh đại diện cho chủ đoạn hội thoại này. Phần Text là nội dung đoạn hội thoại. Phần Background là phần nền của đoạn hội thoại. Có ba loại nền là nền bình thường, nền tối và nền trong suốt nhé. Phần Potition là vị trí xuất hiện của đoạn hội thoại, có ba vị trí là trên, dưới và giữa màn hình. Sau khi tùy chỉnh xong bạn có thể xem trước bằng nút Preview nhé! Xong nhấn ok, apply và ok. Thế là ta đã tạo xong một NPC. Tiếp theo sẽ là hai event dịch chuyển. Mình có hai map như sau.
( Ngoài trời)
( Trong nhà)
Mình muốn khi nhân vật của mình chạm vào cửa ở map ngoài trời thì sẽ được dịch chuyển vào map trong nhà. Mình sẽ làm như sau. Click chuột phải vào ô cửa và chọn như hình sau.
Khi đó một cửa sổ sẽ hiện ra như sau.
Phần Graphic là nơi ta chọn hình ảnh cánh cửa, Destination là nơi ta chọn vị trí tới.
Chọn xong ta nhấn ok. Vậy là chúng ta tạo được một cánh cửa một chiều rồi. Để tạo chiều ngược lại ta làm như sau. Chuột phải vào vị trí ô cửa và chọn như hình sau.
Khi đó một cửa số xuất hiện như hình sau.
Phần Destination bạn chọn vị trí ra tương tự event Door nhé. Sau đó nhấn OK. Vậy là xong, lưu game lại và test thử xem nhé.
( Tương tác với NPC)
( Dịch chuyển thành công qua map mới)
OK, vậy là bài viết hướng dẫn của ngày hôm nay đã xong. Bài viết sau mình sẽ hướng dẫn về Switch và Variable nhé! Tạm biệt các bạn!
( Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nếu thấy bài viết này có ích hãy share để ủng hộ mình nhé!)
- Nhật Kha -